Bản đồ do Phạm Đình Bách, nhà họa độ của Sở Địa lý vẽ năm 1873 là một trong những tấm bản đồ đẹp nhất của bộ sưu tập này bởi vì cách thể hiện không gian hội tụ mong muốn thể hiện chi tiết theo lối truyền thống, với bằng chứng là những con trâu và những chiếc thuyền buồm, và lối định vị chính xác hiện đại và tôn trọng tỷ lệ. Kèm với đó là một bản chú thích gồm bốn đề mục: Những chiếc cửa, Tô giới, các Công trình và Thành cổ. Bản đồ thú vị vì nhiều lẽ này cho phép hình dung ra được sự du nhập đô thị trước khi người Pháp đặt chân đến nơi đây. Đặc biệt, ở đó đã hiện hữu rất nhiều ngôi chùa sau này bị phá bỏ để xây dựng bưu điện hay nhà thờ. Ở đây, chúng ta nhận thấy ảnh hưởng còn mờ nhạt của thành thị theo đúng nghĩa của từ này, nhiều ngôi làng nằm ngay sát thành phố và nhất là những mặt nước, đầm, hồ chiếm một phần đáng kể trong không gian, cũng như mạng lưới sông cung cấp nước cho chúng. Chúng ta cũng thấy hiện lên những hồ nhỏ nối tiếp nhau, song song với sông Hồng, chứng tích của một con kênh cổ xưa kia đã từng nối hồ Trúc Bạch với sông Hồng, chạy qua hồ Hoàn Kiếm. bản đồ này đã được xuất bản nhiều lần, trong đó có một bản được in với tỷ lệ 1/8800 vào năm 1901 và có lẽ tấm bản đồ triển lãm này là bản in năm 1916.
Note
Bản đồ gốc tỷ lệ 1/25000 của Phạm Đình Bách in vào nbawm 1873, khổ gốc 55 cm x 62 cm, in lại năm 1916, lưu tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, mã số noAT31(76)